Tham dự hội thảo khoa học Danh tướng Đào Nhuận trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 tại Hải Phòng
Đăng vào 08:49 10/11/2019
1533 lượt xem
HỘI THẢO DANH TƯỚNG ĐÀO NHUẬN TRONG
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
Nối tiếp niềm vui của cả nước tưng bừng kỷ niệm 1080 ngày chiến thắng của Đức Ngô Vương Quyền vào năm 2018, 1080 năm Đức Ngô Quyền xưng Vương và định Đô ở Cổ Loa. Sáng hôm nay 10/11/2019 tại hội trường tầng 1 Sở KHCN Tp Hải Phòng, số 1 Phạm Ngũ Lão, CLB Doanh nhân họ Đào kết hợp với Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học: Danh tướng Đào Nhuận trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Tham dự Hội thảo có
1. Giáo sư - Nhà sử học Lê Văn Lan;
1. Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam;
3. Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội.
Cùng dự có đồng chí Dương Ngọc Tuấn, Ủy viên Thành ủy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đồng chí Đào Văn Hoàn Phó ban tuyên giáo Thành uỷ cùng các nhà khoa học, các cơ quan báo chí,...
Các đại biểu và thành viên họ Đào gồm có
1. Doanh nhân Đào Xuân Dũng - Chủ tịch CLB
2. PGS. TS. Thiếu tướng Đào Tuấn - Trưởng ban thư ký.
3. Nhà văn Đào Ngọc Du - Trưởng ban lịch sử.
4. Đào Quang Huynh - CLB Doanh nhân họ Đào
5. Luật sư Đào Đức Trung - CLB Doanh nhân họ Đào
6. Tiến sỹ Đào Cư Phú - CLB Doanh nhân họ Đào
7. Đồng chí Đào Văn Vũ
8. Ông Đào Minh Xuyên
9. Ông Đào Huy Tùng
10. Đào Đức Đăng - CLB Doanh nhân họ Đào
Ban liên lạc họ Đào Hải Phòng có
- Ông Đào Văn Tuý - Trưởng ban
- Đại đức Thích Bản Hoan - Đào Văn Lục
- Doanh nhân Đào Đăng Kiển
- Cùng các thành viên ban liên lạc.
- Đại diện một số chi họ Đào tại Hải Phòng
Phần diễn văn khai mạc Hội thảo của ông Đào Xuân Dũng - chủ tịch CLB doanh nhân họ Đào và bài phát biểu chào mừng của ông Dương Ngọc Tuấn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố về Hội thảo Danh tướng Đào Nhuận trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 nhằm khẳng định thêm vai trò, ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và đóng góp của danh tướng Đào Nhuận trong trận chiến oanh liệt đó. Hoạt động thiết thực và ý nghĩa của Hội thảo để ghi nhớ và tri ân công đức của bậc tiền nhân, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Đồng thời qua đó thể hiện niềm tự hào, giáo dục và phát huy truyền thống với thế hệ dòng họ Đào nói riêng, các dòng họ cũng như nhân dân thành phố Hải Phòng nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Các tác giả tham luận hội thảo nêu cao vai trò của Danh tướng Đào Nhuận, một số bài còn có nghiên cứu thêm những danh nhân họ Đào Hải Phòng xưa nay.
Nhưng trọng tâm vẫn là về Gia tướng Đào Nhuận, người làng Gia Viên (tên gọi khác là Da Viên hay làng Cấm thuộc nội thành Hải Phòng ngày nay), ông là người tham gia trận thủy chiến trên cửa sông Bạch Đằng năm 938. Tổ tiên của Đào Nhuận là dân Thủy Đường (xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày nay). Do bị chính quyền cai trị phương Bắc ức hiếp nên gia đình ông phải rời sang vùng đầm lầy bên sông Cấm để sinh sống. Bố ông làm nghề đánh cá, mẹ đan lưới. Lớn lên, Đào Nhuận thường theo cha đi đánh cá. Cuộc sống ven biển thường có giặc biển vào cướp phá, dân làng Da Viên đã mời thầy về dạy võ cho trai tráng trong làng. Vốn có sức khỏe hơn người, lại sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước nên sau một thời gian học tập và rèn luyện, Đào Nhuận đã trở thành một người tinh thông võ nghệ. Do việc liên kết chống giặc biển vào cướp phá dân làng nên Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố trở thành đôi bạn rất thân. Khi Ngô Quyền về vùng ven biển Đông Bắc (An Dương) chiêu mộ lực lượng chuẩn bị đối phó với quân Nam Hán xâm lược, ông đã cùng với Nguyễn Tất Tố và trai tráng trong làng đầu quân đánh giặc và được trọng dụng làm gia tướng. Ông được đức Vương Ngô Quyền giao cho chỉ huy dẫn quân lính cùng nhân dân vào rừng lấy gỗ đẽo cọc nhọn cắm ở cửa sông rồi cùng Ngô Xương Ngập (con trai Ngô Quyền) và Dương Tam Kha đem quân mai phục hai bên bờ sông. Khi quân Nam Hán địa cọc, ông cùng Tam Kha, Xương Ngập chỉ huy những chiếc thuyền nhỏ nhẹ từ trong ra hàng lau sú tiến ra đánh phá, chia cắt đội hình quân giặc, đánh chìm vô số thuyền giặc, góp phần làm nên một Bạch Đằng hiển hách vào năm 938.
Trải qua hơn 1080 năm (938 – 2019), tri ân công lao và tài đức của danh tướng Đào Nhuận, nhân dân nhiều địa phương ở Hải Phòng đã tưởng nhớ, lập ban phối thờ Ông tại nhiều nơi như: Từ Lương Xâm, đình Lũng Bắc (quận Hải An); Đình Gia Viên (quận Ngô Quyền); đình Hào Khê (quận Lê Chân)…
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã trao đổi, và thảo luận về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938; vai trò và đóng góp của danh tướng Đào Nhuận trong chiến thắng Bạch Đằng; tình cảm, sự tri ân của các ban quản lý đình đền nhân dân Hải Phòng với danh tướng Đào Nhuận và những người họ Đào xưa nay, đặc biệt là nhánh họ Đào Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng.
Kết luận Hội luận GS. TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc - PCT Hội KH Lịch sử Việt Nam đã trả lời và tổng kết một số ý kiến thảo luận và tham luận giá trị tại Hội thảo, ông cũng có những phát biểu chi tiết về vai trò của danh tướng Đào Nhuận và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 rất giá trị.
Một hội thảo ý nghĩa và giá trị về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô vương, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ sau hàng nghàn năm đô hộ của chính quyền cai trị phương Bắc, về những đóng góp của Danh tướng, Dân tướng, Gia tướng và Công trình sư quân sự Đào Nhuận, cũng như người họ Đào Việt Nam và Hải Phòng có công với dân, với nước, đóng góp cùng những dòng họ khác để xây dựng và bảo vệ quê hương, tổ quốc.
Theo Nguyễn Hải - Cổng thông tin Hải Phòng.
Một số hình ảnh tại Hội thảo do Nhiếp ảnh gia: Đào Minh Xuyên thực hiện.
Từ trái qua: Luật sư Đào Đức Trung, PGS TS. Thiếu tướng Đào Tuấn, Doanh nhân Đào Xuân Dũng, GS. TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Đào Quang Huynh, TS. Đào Cư Phú.
Xu hướng
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đăng vào 04:16 04/12/2024
Lễ ra mắt hoành tráng của Nutri D-DAY - Thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe Quốc dân Hàn Quốc
Đăng vào 11:49 16/06/2024