Ông Đào Hữu Huyền: Chúng tôi làm được vì chúng tôi coi trọng người tài
Đăng vào 10:02 05/11/2018
1177 lượt xem
Sự phát triển của Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang sau hơn 10 năm cổ phần hóa (từ năm 2004) đã khiến nhiều người phải thán phục. Từ số vốn điều lệ ban đầu chỉ 15 tỷ đồng, tổng doanh thu hằng năm (giai đoạn 2004 - 2007) khoảng 300 tỷ đồng, thì đến nay Công ty đã có vốn điều lệ lên đến 700 tỷ đồng, dự kiến tổng doanh thu năm 2015 đạt 5.000 tỷ đồng. Yếu tố quyết định ở đây là tinh thần cương quyết, nỗ lực “chèo lái” của ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc Công ty trong việc đầu tư xây dựng tổ hợp cơ sở sản xuất công nghiệp tại Tằng Loỏng và chính sách trọng dụng nhân tài.
Giáp mặt với vị Chủ tịch HĐQT của một đơn vị sản xuất có doanh thu 5.000 tỷ đồng/năm rồi tôi mới thực sự “té ngửa”, vì khác với những gì mà tôi hình dung trước đó. Không phải là bộ com lê bảnh bao, đạo mạo, ngồi ung dung trong phòng làm việc sang trọng, mà đó là một lão công nhân ở tuổi lục tuần với khuôn mặt cháy nắng, trang phục quần áo công nhân đầy dầu mỡ, đội mũ công trường, đi ủng, đeo găng tay và khẩu trang bình thường. Tiếp chuyện tôi bằng một câu “rất xanh” nhưng cũng rất khiêm tốn: “Cậu là nhà báo đầu tiên tôi tiếp chuyện đấy, đó là lý do trên mạng Internet chưa có một bài nào viết về mình. Không phải mình bận, cái chính là mình rất ngại lên báo”. Những tưởng khó gần, nhưng rồi qua tiếp xúc tôi cũng nhận ra ông Huyền là người cởi mở, thân mật hơn khi nói về mình. Đó là sự hài hòa, dung dị, bản chất của con người từng nhiều năm làm công nhân và sau này là công việc gắn bó trực tiếp với người lao động. Hằng ngày, có mặt ở nhà máy là ông ăn cơm, ăn ca cùng anh em với chế độ của một nhân công bình thường.
Ông Huyền đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang từ tháng 7/2007. Khi đó, toàn Công ty mới có gần 100 cán bộ, công nhân, vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, tổng doanh thu hằng năm gần 300 tỷ đồng. Làm sao đưa Công ty phát triển nhanh, mạnh, nâng cao thu nhập, đời sống cho cán bộ, công nhân luôn là điều khiến “vị thuyền trưởng” ngày đêm trăn trở, suy tính. Cùng với vấn đề nguồn lực đầu tư, vị Chủ tịch HĐQT đã xác định rõ rằng thời đại của khoa học kỹ thuật, công nghệ, để phát triển bền vững ắt không thể thiếu nhân tài. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải ở đây là cuộc cạnh tranh nóng bỏng nhân tài với các tổng công ty, tập đoàn tầm quốc gia, quốc tế.
Tỷ lệ chiến thắng khó khăn, nhưng ông Huyền đã vượt qua khi chiến lược ông đưa ra là thể hiện cho các nhân tài thấy tương lai phát triển của Công ty mình ra sao, cơ hội của người lao động đến đâu. “Muốn giữ chân, khiến người tài cống hiến cho công ty, thì không chỉ là lương bổng, thu nhập cao mà phải khơi gợi tinh thần cống hiến của họ. Nếu họ thấy mình bị thiếu tôn trọng và coi trọng, không có cơ hội thăng tiến thì đương nhiên nhân tài sẽ ra đi” - ông Huyền nhấn mạnh.
Năm 2008, vị Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang đã thuyết phục hội đồng thành viên và các cổ đông đầu tư tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai) để tiến hành khảo sát, nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến sâu khoáng sản apatít. Ban đầu Đức Giang liên kết với một số đối tác thành đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang là Công ty Cổ Phần Hóa Chất Đức Giang - Lào Cai vào năm 2009, với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Trong dự án này, Công ty Cổ Phần Hóa Chất Đức Giang - Lào Cai đã xây dựng 5 nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, gồm: Nhà máy axit sulfuric công suất 400.000 tấn/năm, nhà máy axit photphoric công suất 160.000 tấn/năm; nhà máy phân bón super phốt phát kép TSP 100.000 tấn/năm, nhà máy phân bón MAP 60.000 tấn/năm; nhà máy phụ gia thức ăn gia súc DCP 50.000 tấn/năm.
Tại dự án này, ông Huyền đã thuyết phục Đức Giang quan tâm đến “chiêu hiền, đãi sĩ”, những kiện tướng đoạt giải thưởng các cuộc thi Ô-lim-píc hóa học, vật lý trong nước và quốc tế, sinh viên đỗ thủ khoa tốt nghiệp chuyên ngành Hóa tại các trường đại học đã lần lượt kéo nhau về đầu quân cho Công ty. Để giữ chân nhân tài, ngoài các chính sách trả lương hậu hĩnh (nhiều cử nhân, kỹ sư được trả lương từ 40 - 60 triệu đồng/tháng), Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang còn tạo điều kiện học tập, môi trường thắng tiến cho những người có năng lực cao. Mới đây, Đức Giang đã đầu tư 60 tỷ đồng để xây dựng 150 căn hộ tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng để phục vụ cho cán bộ, kỹ sư của đơn vị, với mục tiêu là chung tay phấn đấu đưa Tổ hợp hóa chất Đức Giang - Lào Cai đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2020.
Thành công của Đức Giang hôm nay là rất đáng nể phục, nhưng ông Nguyễn Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang vẫn không nhận “bí quyết” nào cả, với tính cách bình dị, ông chỉ thủ thỉ: “Chúng tôi làm được bởi coi trọng người tài”.
Giáp mặt với vị Chủ tịch HĐQT của một đơn vị sản xuất có doanh thu 5.000 tỷ đồng/năm rồi tôi mới thực sự “té ngửa”, vì khác với những gì mà tôi hình dung trước đó. Không phải là bộ com lê bảnh bao, đạo mạo, ngồi ung dung trong phòng làm việc sang trọng, mà đó là một lão công nhân ở tuổi lục tuần với khuôn mặt cháy nắng, trang phục quần áo công nhân đầy dầu mỡ, đội mũ công trường, đi ủng, đeo găng tay và khẩu trang bình thường. Tiếp chuyện tôi bằng một câu “rất xanh” nhưng cũng rất khiêm tốn: “Cậu là nhà báo đầu tiên tôi tiếp chuyện đấy, đó là lý do trên mạng Internet chưa có một bài nào viết về mình. Không phải mình bận, cái chính là mình rất ngại lên báo”. Những tưởng khó gần, nhưng rồi qua tiếp xúc tôi cũng nhận ra ông Huyền là người cởi mở, thân mật hơn khi nói về mình. Đó là sự hài hòa, dung dị, bản chất của con người từng nhiều năm làm công nhân và sau này là công việc gắn bó trực tiếp với người lao động. Hằng ngày, có mặt ở nhà máy là ông ăn cơm, ăn ca cùng anh em với chế độ của một nhân công bình thường.
Ông Huyền đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang từ tháng 7/2007. Khi đó, toàn Công ty mới có gần 100 cán bộ, công nhân, vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, tổng doanh thu hằng năm gần 300 tỷ đồng. Làm sao đưa Công ty phát triển nhanh, mạnh, nâng cao thu nhập, đời sống cho cán bộ, công nhân luôn là điều khiến “vị thuyền trưởng” ngày đêm trăn trở, suy tính. Cùng với vấn đề nguồn lực đầu tư, vị Chủ tịch HĐQT đã xác định rõ rằng thời đại của khoa học kỹ thuật, công nghệ, để phát triển bền vững ắt không thể thiếu nhân tài. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải ở đây là cuộc cạnh tranh nóng bỏng nhân tài với các tổng công ty, tập đoàn tầm quốc gia, quốc tế.
Tỷ lệ chiến thắng khó khăn, nhưng ông Huyền đã vượt qua khi chiến lược ông đưa ra là thể hiện cho các nhân tài thấy tương lai phát triển của Công ty mình ra sao, cơ hội của người lao động đến đâu. “Muốn giữ chân, khiến người tài cống hiến cho công ty, thì không chỉ là lương bổng, thu nhập cao mà phải khơi gợi tinh thần cống hiến của họ. Nếu họ thấy mình bị thiếu tôn trọng và coi trọng, không có cơ hội thăng tiến thì đương nhiên nhân tài sẽ ra đi” - ông Huyền nhấn mạnh.
Năm 2008, vị Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang đã thuyết phục hội đồng thành viên và các cổ đông đầu tư tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai) để tiến hành khảo sát, nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến sâu khoáng sản apatít. Ban đầu Đức Giang liên kết với một số đối tác thành đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang là Công ty Cổ Phần Hóa Chất Đức Giang - Lào Cai vào năm 2009, với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Trong dự án này, Công ty Cổ Phần Hóa Chất Đức Giang - Lào Cai đã xây dựng 5 nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, gồm: Nhà máy axit sulfuric công suất 400.000 tấn/năm, nhà máy axit photphoric công suất 160.000 tấn/năm; nhà máy phân bón super phốt phát kép TSP 100.000 tấn/năm, nhà máy phân bón MAP 60.000 tấn/năm; nhà máy phụ gia thức ăn gia súc DCP 50.000 tấn/năm.
Tại dự án này, ông Huyền đã thuyết phục Đức Giang quan tâm đến “chiêu hiền, đãi sĩ”, những kiện tướng đoạt giải thưởng các cuộc thi Ô-lim-píc hóa học, vật lý trong nước và quốc tế, sinh viên đỗ thủ khoa tốt nghiệp chuyên ngành Hóa tại các trường đại học đã lần lượt kéo nhau về đầu quân cho Công ty. Để giữ chân nhân tài, ngoài các chính sách trả lương hậu hĩnh (nhiều cử nhân, kỹ sư được trả lương từ 40 - 60 triệu đồng/tháng), Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang còn tạo điều kiện học tập, môi trường thắng tiến cho những người có năng lực cao. Mới đây, Đức Giang đã đầu tư 60 tỷ đồng để xây dựng 150 căn hộ tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng để phục vụ cho cán bộ, kỹ sư của đơn vị, với mục tiêu là chung tay phấn đấu đưa Tổ hợp hóa chất Đức Giang - Lào Cai đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2020.
Thành công của Đức Giang hôm nay là rất đáng nể phục, nhưng ông Nguyễn Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang vẫn không nhận “bí quyết” nào cả, với tính cách bình dị, ông chỉ thủ thỉ: “Chúng tôi làm được bởi coi trọng người tài”.
Kết luận: Qua câu chuyện trên ta có thể thấy tầm nhìn của lãnh đạo (1 nhà lãnh đạo đạt cấp độ 4 theo quan điểm cá nhân) điều này đảm bảo khả năng phát triển trong dài hạn.
Theo diễn đàn Thị trường chứng khoán.
Xu hướng
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đăng vào 04:16 04/12/2024
Lễ ra mắt hoành tráng của Nutri D-DAY - Thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe Quốc dân Hàn Quốc
Đăng vào 11:49 16/06/2024