Doanh nhân,TS Đào Văn Tám: “Thương hiệu là hồn cốt của doanh nghiệp”
Ấn tượng đầu tiên khi gặp ông đấy là sự
gần gũi và chân tình. Cái chân tình của một con người đã vượt qua rất nhiều
thăng trầm trong cuộc đời. Nếu không giới thiệu có lẽ không ai nghĩ ông là một
doanh nhân, một vị Tổng giám đốc của một doanh nghiệp nổi tiếng và thương hiệu
của nó luôn xuất hiện trong topten của nhiều cuộc bình chọn. Ông có cái thần
thái của một nhà khoa học, sự ân cần của một người thầy hơn là một doanh nhân
như tôi vẫn hình dung. Ông là Đào Văn Tám, TGĐ Tập đoàn Detech.
Không
có sở hữu không có phát triển.
- Thưa ông được
biết ông là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam cổ vũ và truyền bá về
thương hiệu từ hơn 20 năm về trước. Phải chăng ông là người đã đi trước thời đại
?
- Tôi đi trước thời đại ? Không phải
tôi là người đi sau thời đại thì đúng hơn. Thương hiệu là thuật ngữ mới xuất hiện
gần đây còn trước đây chúng tôi gọi nó là nhãn hiệu. Cái này ở Phương tây đã được
bảo hộ cách đây hàng trăm năm. Khi làm nghiên cứu sinh ở Đại học Bách Khoa
Paris tôi nghiên cứu về hóa sinh nhưng lĩnh vực tôi thực sự quan tâm đó là nhãn
hiệu và sở hữu trí tuệ. Khi về công tác tại Cục sáng chế (nay là Cục Sở hữu trí
tuệ) có lẽ chúng tôi là một trong những người đầu tiên truyền bá về thương hiệu
và sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Khi đó nền kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn
bao cấp và ngoài lân Lâm Thao, xi măng Hoàng Thạch hay sữa Ông Thọ … tìm đỏ mắt
các thương hiệu Việt cũng chỉ đếm chưa đầy một bàn tay. Ngay cả bản thân tôi
lúc ấy cũng không dám nghĩ một ngày nào đó Thương hiệu Việt lại có vị thế như
hôm nay. Nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Để đo lường một thương hiệu có khi
phải trải qua hàng trăm năm. Có những tập đoàn khổng lồ có bề dày lịch sử dăm
thế kỷ nhưng vẫn còn phải xây dựng thương hiệu. Thương hiệu là cái mà chúng ta
càng làm càng thấy thiếu và chỉ một chút lơ là chúng ta sẽ đánh mất nó ngay.
- Hình
như bây giờ nhiều khi chúng ta hay lạm dụng từ thương hiệu. Nó là một cái
model. Chúng ta cũng từng nhắc đến kinh tế tri thức như là câu cửa miệng của những
ai thức thời để rồi sau một vài năm chẳng thấy ai nhắc đến nó nữa ?
- Thương hiệu không phải là thứ chúng
ta có thể hô khẩu hiệu, không phải là thứ model thời hội nhập. Thương hiệu là sản
phẩm tinh thần mà doanh nghiệp tạo dựng lên trong tâm trí cộng đồng. Nó chính
là cá tính, là phong cách, là thần thái của doanh nghiệp. Tuy vậy không chỉ
trong kinh doanh chúng ta mới cần xây dựng thương hiệu. Ngay cả trong cuộc sống
hàng ngày mỗi tên gọi mỗi cá nhân … đều có cho riêng mình một thương hiệu. Đấy
chính là sự kết tụ uy tín và nhân cách của mỗi con người. Một ca sĩ hàng đầu
hay một cầu thủ bóng đá siêu sao thương hiệu có khi còn lớn hơn cả quốc gia đã
từng sản sinh ra anh ta. Thứ thương hiệu nằm trên giấy tờ hay trong các cuộc hội
thảo chỉ là phần nổi mà thôi. Tuy nhiên cái bề nổi ấy trong hoàn cảnh chúng ta
hiện nay là rất cần thiết. Nó có vị thế như một người truyền đạo vậy. Nền kinh
tế tri thức cũng vậy. Bản thân thuật ngữ đó không bao giờ là model cả. Cái quan
trọng là chúng ta sử dụng nó như thế nào, hiểu và vận dụng nó như thế nào mà
thôi.
- Nhưng
thưa ông hiểu hết tầm quan trọng của thương hiệu là một chuyện nhưng để xây dựng
thương hiệu thành công lại là một chuyện khác ?
- Đây là một câu hỏi thú vị. Xã hội hiện
nay đang ở trong một giai đoạn rất động. Chính vì thế có lẽ điều hôm nay tôi trả
lời bạn chưa hẳn đã là điều tôi nghĩ vào ngày mai. Tuy vậy cái gì mà ngày mai
hoặc vài năm nữa nó vẫn đúng thì nó đã tiệm cận đến thương hiệu rồi. Xây dựng
thương hiệu là cả một nghệ thuật. Đầu tiên là chúng ta phải ý thức được tầm
quan trọng của nó, phải học thật sự. Đôi khi chúng ta chỉ nghĩ đến một cái gì
đó xa xôi mà không chịu học những bài học đầu tiên và cơ bản. Nhưng chỉ học
thôi dù có bài bản đến mấy thì đó cũng mới là điều kiện cần thôi. Còn điều kiện
đủ nó còn gồm bao nhiêu yếu tố. Nhưng một khi ta luôn ý thức về nó và luôn khao
khát vươn lên thì chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện được. Người Việt minh đôi khi
không dám mơ ước quá xa. Cuộc sống nếu chỉ là ăn ngon mặc đẹp thì sẽ lâm vào bi
kịch "Giấc mơ con đè nát cuộc đời con" mà không bao giờ có nổi một
thương hiệu tầm cỡ thế giới.
Người giàu mới
đóng góp được nhiều cho xã hội.
-
Vậy thì những giấc mơ con và những mãi nhà tranh không có giá trị gì thưa ông ?
- Tôi không muốn nói như vậy. Thực ra
mỗi con người có một giá trị nhất định và theo đuổi những niềm đam mê khác
nhau. Nhưng nếu ta xét trên khía cạnh cộng đồng thì chỉ những người giàu mới có
thể đóng góp nhiều cho xã hội. Siu cho cùng chỉ những người giàu mới có thể
đóng góp cho xã hội. Một thương gia lớn có thể làm thay đổi bộ mặt một thành phố,
thậm chí một quốc gia theo hướng tích cực. Chúng ta có thể trọng nghĩa nhưng
không thể khinh tài. Tiền bạc hay sự vững mạnh về tài chính mới có thể giúp xã
hội phát triển. Đừng nghĩ đồng tiền chỉ đơn giản là vật chất mà đôi lúc nó còn
là tình cảm là văn hóa là tinh thần. Một người thân của bạn lâm trọng bệnh cần
ghép thận với số tiền như thế nào. Hãy là những doanh nhân chân chính chứ đừng
làm trọc phú.
-
Vậy thì những người không giàu thì không thể đóng góp gì cho xã hội?
- Hãy hiểu sự giàu có ở khía cạnh rộng
hơn. Một nhà văn, một nhạc sĩ cũng chính là những người giàu có. Họ có thể
không phải là người giàu có về tiền bạc nhưng nhất định họ là những người giàu
có về mặt tinh thần. Nhưng chung quy lại người nghèo nàn thì chẳng thể đóng góp
được gì nhiều, cả về mặt tinh thần và vật chất. Nếu ta giàu có ta mới có thể
ban phát, tạo điều kiện cho những người xung quanh phát triển.
-
Vậy thì chúng ta phải chạy theo tiền bạc thưa ông ?
- Không phải, Người chỉ chăm chăm chạy
theo những sự sung túc về vật chất có thể đủ ăn, có thể trở thành triệu phú
nhưng không thể trở thành những nhà doanh nhân chân chính, không thể giàu có lớn
được. Chúng ta cần phải có khát khao làm giàu. Đấy chính là động lực thôi thúc
chúng ta, là niềm vui và cũng là một đam mê vô cùng chân chính. Đã qua rồi cái
thời vừa làm giàu vừa sợ. Làm giàu chính đáng là niềm tự hào. Trong bất kỳ thời
đại nào những doanh nhân cũng là những người làm ra nhiều của cải nhất cho xã hội
nhất.
Trường
học lớn nhất của giới trẻ chính là doanh nghiệp.
-
Vậy thì thưa ông có phải chính vì thế mà ông đang là một nhà khoa học lại
chuuyeenr sang làm doanh nghiệp ?
- Không hẳn là như thế. Lúc ấy khi chuyển
từ làm chuyên môn qua làm kinh tế cũng chỉ là tình thế. Những gì tôi đang trao
đổi với bạn bây giờ là suy nghĩ của ngày hôm nay chứ không phải là suy nghĩ của
gần 20 năm trước khi tôi bung ra làm doanh nghiệp. Tuy vậy tôi có thể tự hào mà
nói rằng đấy là một lựa chọn không làm tôi ân hận. Suy cho cùng thì một nhà
khoa học và một doanh nhân về tính mục đích chẳng có gì khác nhau đều muốn cống
hiến và đóng góp nhiều cho xã hội. Tuy vậy làm doanh nghiệp chúng ta có thể dễ
dàng và đóng góp trực tiếp hơn. Và đấy chính là lý do tạo nên vị thế của doanh
nhân trong xã hội. Họ không phải là những con buôn mà là những nhà kĩ trị, là
những người xây dựng nền tảng vững chắc cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Vậy thì ông nghĩ sao khi thế hệ những doanh nhân trẻ 8x ngày nay và cuộc
hành trình của họ xã lập thương hiệu trên thương trường.
- Tôi nói điều này các bạn
có thể cho là sáo rỗng nhưng thực sự họ thuận lợi hơn lớp chúng tôi rất nhiều.
Xã hội hoàn toàn tạo điều kiện cho họ. Thế hệ trẻ hiện nay đang đứng trước một
biển cơ hội làm giàu. Những kiến thức họ tích lũy trên giảng đường là rất quan
trọng. Tuy vậy không thể phủ nhận trường đào tạo lớn nhất đối với một doanh
nhân nói riêng và nhân cách nói chung chính là doanh nghiệp. Ở đó tất cả các va
chạm đều tác động trực tiếp đến bạn. Và ai là người bản lĩnh nhất vượt qua tất
cả sẽ trở thành những doanh nhân thành đạt.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thú vị này.