Doanh nhân Đào Ngọc Thanh với Cộng đồng Dòng họ Đào
Đăng vào 11:25 05/06/2020
2208 lượt xem
Một buổi Hội Thảo đầy ý nghĩa với Diễn Giả là bác Đào Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn CLB DOANH NHÂN HỌ ĐÀO; Chủ tịch HĐQT Vinaconex, Chủ tịch Tập đoàn Cotana với chủ đề Khởi Nghiệp sao cho đúng, Cơ hội và Thánh thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tâm và Tầm của Doanh nhân
Doanh nhân là phải chịu trách nhiệm với bản thân mình, gia đình mình, cổ đông công ty, anh/em cán bộ nhân viên công ty, khách hàng và đất nước.
Nếu anh không làm ra tiền để nuôi sống và phục vụ đủ những người trên anh không thành công được.
Tóm lại: Doanh nhân là phải kiếm được tiền.
Thêm một kinh nghiệm sống nữa là: Cứ đất nước nào càng lễ nhiều thì càng giàu. Ví dụ: ở Nhật Bản anh cúi càng sâu thì tỉ lệ thuận với tiền anh kiếm được chứ cứ ưỡn ngực ra là dễ mất tiền. - (rất nhiều ý nghĩa trong câu này)
Trong kinh doanh bác chú ý 4 bước khi bán ý tưởng thông qua sản phẩm.
🥇PR
🥈Marketing
🥉Sale & CSKH
4️⃣Xây dựng thương hiệu
Đừng chăm chăm ra cái là bán, cái gì cũng cần đi đúng trình tự trên mới bền vững lâu dài.
Định vị cho sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp
Ngoài những kiến thức nền được học, mỗi lần có cơ hội được nghe những chia sẻ của các thế hệ đi trước chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức thực tế... Tôi lại cố gắng liên tưởng đến dịch vụ mình đang làm để rút ra được những bài học thiết thực nhất.
Muốn làm Doanh nghiệp quan trọng nhất phải có cái Tâm và phải biết tư duy; Tâm và tư duy ở đây rộng lắm, chắc phải viết thành được rất nhiều cuốn sách, nhưng chắc chắn bạn phải trả lời được các câu hỏi: Bạn đang ở đâu? Bạn làm Doanh nghiệp vì mục đích gì? Bạn làm thế nào?
Để trả lời câu hỏi "Bạn làm thế nào?" thì bạn phải trả lời rất nhiều câu hỏi khác nữa: Doanh nghiệp bạn Kinh doanh trong lĩnh vực nào? Sản phẩm là gì? Bán hàng như thế nào?......
Bán Hàng như thế nào? bác Thanh có chia sẻ về 1 chi tiết: nếu bạn bán 1 sản phẩm mà thông qua 1 câu chuyện thật hay thì chắc chắn khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn chứ không phải của đối thủ cạnh tranh ---> đó là kỹ năng rồi, liên tưởng đến Tiệc Bình Minh Chúng Tôi đã có đủ kỹ năng cần thiết chưa? và khi nói về sản phẩm dịch vụ của Chúng Tôi thì sẽ phải gắn liền với câu chuyện như thế nào? với những sản phẩm hữu hình có lẽ kể chuyện khách hàng sẽ dễ hình dung hơn, còn những sản phẩm vô hình như dịch vụ của Doanh nghiệp thì sẽ kể như thế nào?
Bác Thanh có chia sẻ về việc đặt tên đường phố của Hà Nội từ những năm đất nước được thành lập, nó cũng có ý nghĩa gắn liền với những chuỗi sự kiện lịch sử mà người đặt tên như muốn kể cho chúng ta nghe: Ba Đình nơi có Quảng trường Ba Đình, có Lăng Chủ tịch HCM là nơi khởi đầu của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung --> tiếp đến là đường Điện Biên Phủ (chiến thắng làm cho toàn thế giới biết về Việt Nam) --> nhưng còn đó Miền Nam chưa được thống nhất nên tiếp theo đường Điện Biên Phủ là đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn bên cạnh đó có Công viên Thống Nhất) --> để Thống nhất được đất nước thì phải bằng con đường Giải Phóng.... câu chuyện rất logic, dễ nhớ và đặc biệt rất ý nghĩa.
--> vậy rốt cuộc bài học Doanh nghiệp SME rút ra cho câu chuyện để bán hàng của Doanh nghiệp là gì?
1. Câu chuyện hay nhưng nội dung, cốt chuyện phải dựa trên những sự việc có thật, hay nói cách khác là làm phải bằng tâm, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng để sao sản phẩm dịch vụ đi vào tiềm thức khách hàng, được khách hàng ghi nhận.
2. Câu chuyện hay nhưng không phải ai cũng hiểu hay có hứng để nghe --> hãy xác định đúng tập khách hàng của mình.
3. Câu chuyện hay nhưng người kể dở thì cũng không nghe được --> hãy rèn luyện kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết trình... bằng thái độ tốt nhất.
Một số hình Ảnh tại Hội Thảo
Xu hướng
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đăng vào 04:16 04/12/2024
Lễ ra mắt hoành tráng của Nutri D-DAY - Thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe Quốc dân Hàn Quốc
Đăng vào 11:49 16/06/2024